TỪ “XƯƠNG NAM” CHO TỚI CÂU CHUYỆN NGƯỜI CHÂU ÂU ĐẶT TÊN CHO ĐẤT NƯỚC SẢN SINH RA ĐỒ SỨ

Fine Bone China XƯƠNG NAM

“China” là tên gọi tiếng Anh của đất nước Trung Quốc. Trải dài theo dòng lịch sự cùng sự phát triển hùng cường và không ngừng lớn mạnh của quốc gia này, “China” không còn là một tên gọi đơn thuần trên bản đồ thế giới mà nó còn tượng trưng cho đất nước, con người và cả một nền văn hóa gốm sứ lâu đời và phong phú.Tuy nhiên, không thực sự nhiều người biết đến xuất xứ của tên gọi này. Vậy tên gọi “China” có nguồn gốc từ đâu?

Sự ra đời của trấn Xương Nam

Trung Quốc được biết đến như là cái nôi của tinh hoa gốm sứ thế giới với bề dày lịch sử phát triển hơn 10000 năm, trong đó, rực rỡ nhất phải kể đến thời nhà Tống, với công nghệ chế tạo và phương pháp trang trí có nhiều kỹ thuật đột phá, tạo ra nhiều loại hình và kiểu dáng độc đáo, tinh tế.

Theo nhiều tài liệu ghi chép và khảo cổ, cũng trong giai đoạn này, ở Trung Quốc có sáu hệ thống lò gốm, sứ đã ra đời bao gồm: lò Định, lò Diệu Châu, lò Quân và lò Từ Châu ở phía Bắc, hệ thống lò sứ xanh Long Tuyền và sứ trắng xanh Cảnh Đức Trấn ở phía Nam.

Cảnh Đức trấn là một trong những trung tâm sản xuất gốm sứ lâu đời và trọng điểm của Trung Quốc. Thời nhà Tống, trấn Cảnh Đức có tên là Tân Bình, sau đổi là trấn Xương Nam. Đến đời vua Tống Chân Tông đã đổi lại tên thành trấn Cảnh Đức. Tên gọi China trên thực tế là phiên âm biến thể từ chữ “Xương Nam” trong tiếng Hán- chính là tên gọi cũ của trấn Cảnh Đức. Từ thuở xa xưa, dân cư sinh sống ở đây đã biết nặn đất, nung đốt để chế tạo ra đồ sứ.

Sứ “Xương Nam” trứ danh và sự ngưỡng mộ của người châu Âu 

Sang đến thời nhà Đường, các sản phẩm sành sứ trấn Nam Xương đã đạt đến độ tinh xảo tuyệt đối. Sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật làm đồ sứ màu xanh của đất Việt phương Nam và màu trắng của đất Kinh phương Bắc đã tạo nên “thanh bạch sứ” trứ danh (hay còn gọi là sứ trắng xanh). Đây là loại sứ đặc trưng của trấn Nam Xương với sắc men độc đáo- trong xanh có trắng, trong trắng có xanh. Bên cạnh đó, lợi thế đắc địa- chất đất bở, có khả năng chịu nhiệt nung cao ở vùng đất Cao Lĩnh, Xương Nam là nền tảng thuận lợi để ngành nghề chế tạo gốm, sứ trấn này đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao, vươn ra khỏi giới hạn biên giới Trung Quốc và thậm chí đã xây dựng được vị thế vững chắc ở thị trường châu Âu.

Trước thế kỷ XVIII, đồ sứ vẫn còn là một khái niệm mới lạ đối với người châu Âu. Vì thế, họ đặc biệt yêu thích và ngưỡng mộ các sản phẩm sứ Trung Quốc, nhất là “thanh bạch sứ”, nhẵn mịn, được ví là tinh xảo như ngọc của trấn Xương Nam. Họ luôn cảm thấy tự hào và thích thú khi có được một món đồ sứ sản xuất ở trấn Xương Nam, nên đã lấy phiên âm của từ Xương Nam trong tiếng Anh để gọi “đồ sứ” nói chung (china không viết hoa) và đồng thời cũng lấy tên gọi này để đặt tên cho đất nước đã sản sinh ra đồ sứ (China viết hoa).

Lâu dần, người châu Âu mặc định rằng China là Trung Quốc, mà dần quên đi nghĩa gốc của từ Xương Nam. Từ đó, China– tên tiếng Anh của đất nước Trung Quốc chính thức ra đời, và cho đến nay, trong lòng những người dân châu Âu nói riêng và đối với thế giới nói chung, danh từ China vẫn là biểu tượng cho một nền văn hóa gốm sứ lâu đời và phát triển trịnh vượng cho tới tận ngày hôm nay.